Nguồn gốc của Tiết thanh minh là gì?

Tục tảo mộ Thanh Minh được coi là một phong tục phổ biến của người dân Việt khắp mọi miền đất nước, là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét. Vậy bạn có hiểu tiết thanh minh là gì không? Nếu chưa biết thì hãy để xemkqxs.net giúp bạn nhé!

1.Tiết thanh minh là gì?

Tiết thanh minh là gì?

Tiết thanh minh hay Tết thanh minh là một ngày lễ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa cổ đại. Tiết thanh minh gồm hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.

24 tiết khí là: Tiết Lập Xuân, Tiết Vũ Thủy, Tiết Kinh Trập, Tiết Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tiết Cốc Vũ, Tiết Lập Hạ, Tiết Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Tiết Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Tiết Đại Thử, Tiết Lập Thu, Tiết Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tiết Thu Phân,Tiết Hàn Lộ, Tiết Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Tiết Tiểu Tuyết, Tiết Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Tiết Đại Hàn.

Nhiều người hay nghĩ là Tiết Thanh Minh được tính theo quy luật vận hành của mặt trăng – âm lịch  nhưng thực ra Tiết Thanh Minh được tính theo quy luật vận hành của mặt trời – dương lịch

2. Nguồn gốc của Tiết Thanh minh là gì?

Nguồn gốc của tiết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc và xuất phát vào thời Xuân Thu. Nguồn gốc bắt đầu từ, vị vua nước Tấn là Tấn Văn Công trong những năm làm vua đã gặp loạn phải bỏ nước lưu vong tại khắp các nước Tề, Sở,…Khi đó Giới Tử Thôi theo Tấn Văn Công  đã nghĩ cách để vị vua tránh nạn

Một ngày, trên đường tránh nạn, do đã hết thức ăn, người thì mệt lả, Giới Tử Thôi đã dùng dao một lưỡi cắt một miếng thịt đùi mình nấu chín để cho vua ăn.  Vua Tấn khi ăn xong hỏi thì biết, trong lòng cảm kích vô cùng và luôn muốn đền đáp. Sau đó vua Tấn lấy lại ngôi vị đã ban thưởng cho ai có công nhưng lại quên đi giới tử thôi.

Giới Tử Thôi không những không oán hận đức vua mà chỉ cho rằng đó là nghĩa vụ của mình với vua. Bởi thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Cho tới sau này, khi vua Tấn Văn Công nhớ ra, sai người tìm kiếm nhưng Giới Tử Thôi không chịu rời núi Điền Sơn đến nhận hoàng ân. Tấn Văn Công với mong muốn đưa Gioi Tử Thôi về mà ra lệnh đốt rừng, mục đích là ép Giới Tử Thôi phải ra. Tuy nhiên,Tử Thôi cương quyết ở lại trong rừng và cái kết là hai mẹ con ông bị thiêu cháy trong rừng

Tấn Văn Công vừa ân hận vừa thương xót bèn lập miếu thờ và ra lệnh trong dân gian chỉ ăn đồ ăn nguội để tưởng niệm, phải kiêng đốt lửa ba ngày. Kể từ đấy vào mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực hay còn là dịp tiết Thanh minh nhằm tưởng nhớ đến sự hi sinh của những người đã khuất.

3. Những lưu ý trong tiết Thanh minh

Những việc cần chú ý trong tiết thanh minh:

  • Vào ngày này không nên đi cúng ở những nơi heo hút, vắng người bởi đây là khu vực chứa nhiều âm khí, không tốt.
  • Không được động chạm vào cảnh xung quanh mộ
  • Không được tự ý lấy đồ cúng ăn
  • Nữ nếu đến thời kì kinh nguyệt thì nên tránh đi tảo mộ
  •  Khi về nhà nên đốt giấy và đưa qua đưa lại để loại bỏ đi những vía xấu, ám muội còn đi theo bên mình.